Phương Thảo - Ngọc Lễ dự sự kiện 'Hiểu về trái tim' ủng hộ Chi Bảo
Chiều 31.12, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, bệnh viện này vừa cứu chữa thành công cho một nam thanh niên bị ong vò vẽ đốt hơn 50 vết, gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Trước đó, chiều 29.12, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tiếp nhận bệnh nhân là anh N. (34 tuổi, ngụ xã Vĩnh Trạch, TP.Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng khó thở, huyết áp tăng, nhiều vết ong đốt ở vùng đầu, mặt, vai, lưng. Các vị trí vết đốt sưng nề, đỏ và đau. Bệnh nhân nhanh chóng được cấp cứu, hồi sức tích cực, chống sốc phản vệ và làm các xét nghiệm cần thiết rồi chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục điều trị.Nhận định đây là trường hợp ong đốt nặng (hơn 50 vết ong đốt) gây phản ứng phản vệ độ 2 và rối loạn đông máu, nguy cơ gây tử vong cao. Do đó, các bác sĩ tại đã nhanh chóng phối hợp nhiều biện pháp như điều trị nội khoa tối ưu và lọc máu liên tục.Sau 2 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định, không còn cảm thấy mệt mỏi hay khó thở, các vị trí vết đốt cũng đã giảm đau và sưng đáng kể, dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.Theo chia sẻ của người nhà bệnh nhân, chiều 29.12, trong lúc điều khiển xe cuốc để dọn vườn vô tình chạm vào tổ ong vò vẽ, đàn ong bay vào cabin vây đốt anh N. ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Ngay lập tực, người nhà đã đưa anh N. đến bệnh viện để cấp cứu.Bác sĩ Nguyễn Hoàng Duyên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, cho biết thêm, nọc ong vò vẽ rất độc, có thể gây phản ứng phản vệ nặng, suy đa tạng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu đúng cách. Người bị đốt thường xuất hiện các dấu hiệu như: Nổi mề đay, ngứa, khó thở, đau nhức dữ dội, chóng mặt, mệt mỏi, sưng phù mặt, tiểu ra máu... Khi gặp những biểu hiện này, cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp và điều trị kịp thời.Hồng Vân 'choáng' trước cặp vợ chồng nhận quà cưới 20 cây vàng
Ngày 19.3, trao đổi với PV Thanh Niên, một lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa chỉ đạo các Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn toàn tỉnh tạm dừng chỉnh lý biến động các thông tin thay đổi do sáp nhập đơn vị hành chính trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), để chờ chủ trương tiếp tục sáp nhập xã và bỏ cấp huyện."Lý do của việc dừng chỉnh lý trên sổ đỏ là để nhằm giảm bớt thủ tục cho người dân, khi sắp tới sẽ bãi bỏ cấp huyện và tiếp tục sáp nhập một số xã. Riêng với những trường hợp cần chỉnh lý gấp để làm các thủ tục vẫn được xem xét giải quyết", lãnh đạo này thông tin. Trước đó, thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2023 - 2025, Hà Tĩnh đã sắp xếp 4 đơn vị cấp huyện và 23 đơn vị cấp xã để hình thành 3 đơn vị cấp huyện và 16 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp huyện và 7 đơn vị cấp xã.Cụ thể, Hà Tĩnh điều chỉnh, mở rộng địa giới đơn vị hành chính TP.Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên vào TP.Hà Tĩnh.Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 11 xã, thị trấn còn lại của H.Lộc Hà vào phần diện tích tự nhiên, dân số còn lại của H.Thạch Hà.Ngay sau khi sáp nhập, người dân đổ xô đi điều chỉnh thông tin về địa chỉ cư trú trên sổ đỏ. UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh này phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân ở các xã vừa sáp nhập thực hiện việc chỉnh lý, đăng ký biến động đất đai trên sổ đỏ thuận lợi nhất.Đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh H.Thạch Hà đã chỉnh lý được 5/11 xã, với 7.200 sổ đỏ trong kế hoạch. Còn tại TP.Hà Tĩnh đã hoàn thành chỉnh lý được hơn 13.500 sổ đỏ cho người dân ở 10/20 xã, phường.
Đừng mơ trắng da tức thì, những chất dưỡng trắng nào an toàn?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thời gian sạc của iPhone nói riêng và smartphone nói chung chính là nhiệt độ, điều có thể thay đổi theo mùa cũng như điều kiện khí hậu. Kết quả là có những sự khác biệt rõ rệt giữa các thời điểm sạc pin, bao gồm cả sạc bằng cáp lẫn sạc không dây MagSafe, sạc khi sử dụng hay sạc ban đêm.Theo khuyến nghị của Apple, nhiệt độ lý tưởng để sạc iPhone là từ 20 đến 250C. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhiệt độ 250C dưới ánh nắng mặt trời sẽ không giống như khi ở trong bóng râm. Ngoài ra, việc sử dụng iPhone trong khi sạc hay lựa chọn giữa sạc MagSafe và cáp cũng có thể tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là giữa các phiên bản khác nhau của thiết bị.Mặc dù nhiệt độ lý tưởng để sạc iPhone là từ 20 - 250C nhưng thực tế cho thấy rằng iPhone sẽ sạc nhanh hơn trong môi trường có nhiệt độ 150C. Điều này có nghĩa trong mùa đông hoặc khi nhiệt độ thấp, việc sạc iPhone có thể hiệu quả hơn so với mùa hè.Cũng theo khuyến cáo, nhiệt độ cao có thể gây ra nhiều vấn đề cho quá trình sạc. Khi nhiệt độ tăng, iPhone có thể tạm dừng sạc hoặc thậm chí ngừng hoàn toàn khi đạt đến một mức phần trăm nhất định. Điều này buộc người dùng phải ngừng sử dụng điện thoại nếu muốn sạc đầy pin trước khi ra ngoài.Ngược lại, trong thời tiết lạnh, việc làm mát thiết bị trở nên dễ dàng hơn. Ngay cả khi sử dụng điện thoại, nhiệt độ của thiết bị cũng có thể được cải thiện. Tuy nhiên, việc sử dụng pin trong điều kiện lạnh không phải là giải pháp tốt vì nhiệt độ cực đoan có thể gây hại cho pin.
Bộ trưởng quản lý rủi ro Ecuador Jorge Carillo phát biểu tại một cuộc họp báo rằng một "sự kiện cực đoan" đang xảy ra và cảnh báo những hiện tượng sóng cao tương tự có thể xảy ra trong tương lai.Ông nói "thật không may, chúng tôi đã ghi nhận hai trường hợp tử vong" ở khu vực Manta thuộc phía tây nam của Ecuador.Ngoài ra, Hải quân Chile cho hay một trường hợp tử vong được ghi nhận ở nước này sau khi một người đàn ông 30 tuổi được tìm thấy trong tình trạng đã chết trên bãi biển.Tại Peru, hầu như tất cả các cảng đều đã đóng cửa do sóng liên tục tấn công, theo Cục trưởng Cục Hải dương học Hải quân Enrique Varea nói với đài truyền hình Canal N.Ông Varea dự báo sóng lớn "sẽ tiếp tục trong những ngày tới", nhưng sẽ dịu đi phần nào từ ngày 30.12 và trở lại bình thường hơn vào những ngày đầu tháng 1.2025.Hình ảnh được truyền thông Peru đăng tải cho thấy các cầu tàu và quảng trường công cộng bị ngập ở một số khu vực, khiến người dân phải chạy lên vùng đất cao hơn.Nhiều bãi biển dọc theo các vùng trung tâm và phía bắc của Peru đã bị đóng cửa để ngăn ngừa nguy cơ đe dọa tính mạng con người, theo giới chức.Nhiều tàu đánh cá đã bị hư hại, trong khi những tàu được cứu vẫn không thể hoạt động trong điều kiện nguy hiểm. "Chúng tôi cần sự hỗ trợ của chính quyền. Ở đây, chúng tôi đã mất khoảng 100 chiếc thuyền", một ngư dân nói với kênh TV Peru. Ngư dân này cho biết thêm: "Tôi đã 70 tuổi và chưa bao giờ thấy những con sóng mạnh và bất thường như thế".Có 31 ngư dân bị mắc kẹt trong cơn sóng lớn đã được Hải quân Peru giải cứu vào chiều 28.12, trong khi một ngư dân nói với đài phát thanh rằng khoảng 180 người khác vẫn còn ở trên biển.Hiện tượng sóng cao bất thường nói trên bắt đầu vào Giáng sinh và sẽ kéo dài đến ngày 1.1.2025, theo Trung tâm điều hành khẩn cấp quốc gia Peru.
Lời 'thách' dễ thương của người mẹ đồng hành cùng con trai ngồi xe lăn
Ngày 11.3, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết, kết quả xét nghiệm các mẫu nước lấy tại nhiều vị trí trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn, Thanh Hóa) phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm, chất lượng nước rất xấu. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng cá tự nhiên chết trắng thời gian qua.Cụ thể, kết quả phân tích các mẫu nước lấy dọc theo suối Cổ Đam gồm các mẫu NM1 (lấy tại vị trí gần Khu công nghiệp Bỉm Sơn B), NM2 (gần khu vực một trạm trộn bê tông), và mẫu NM3 (tại khu vực gần chợ Ruổi) đều cho thấy chất lượng nước rất xấu, có các chỉ tiêu thông thường vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Trong khi đó, các mẫu cá lấy để phân tích không phát hiện các bệnh truyền nhiễm, nấm, ký sinh trùng.Từ kết quả kiểm tra, phân tích trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa xác định nguyên nhân các loài thủy sản tự nhiên trên suối Cổ Đam chết là do nguồn nước suối bị ô nhiễm.UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (cơ quan quản lý các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa) kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn B. Đồng thời, giao cho Công an tỉnh Thanh Hóa điều tra, xử lý cơ sở xả nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước.Trước đó, như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 18 - 24.2, trên suối Cổ Đam (TX.Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng các loài cá tự nhiên như cá rô phi, cá chép, cá chuối, cá mương... chết bất thường với số lượng lớn.